NHẬT KÝ CON BUÔN: KINH NGHIỆM “NHỚ ĐỜI” KHI ĐÁNH HÀNG TRUNG QUỐC

Những điều cần chuẩn bị
Bạn cần chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức nhất định trước khi sang đánh buôn hàng trung quốc.
Bước 1: Tìm kiếm nhà cung cấp
Để chuẩn bị một chuyến đi tiết kiệm và hiệu quả, bạn cần tìm hiểu kỹ các nhà cung cấp, nhà xưởng cung cấp mặt hàng bạn muốn kinh doanh bên Trung Quốc.
Việc tìm kiếm liên hệ với nhà cung cấp sẽ giúp bạn đỡ bơ vơ nơi xứ người cũng như sắp xếp lịch trình chuyến đi thuận tiện hơn.
Bạn cũng nên tìm hiểu nhiều nhà cung cấp khác nhau để dự phòng nếu không ưng, cũng như đàm phán được mức giá ưng ý hơn.
Hiện nay có rất nhiều các trang web bán buôn của Trung Quốc từ công ty đến nhà xưởng, bạn có thể trực tiếp xem tại website, hoặc bạn có thể tìm hiểu đánh giá trên các web bán buôn Trung Quốc trực tuyến như Taobao, tmall, alibaba….
Ví dụ: Bạn muốn buon ban quan ao trung quốc, bạn có thể lên các trang thương mại online như taobao, tmall… để tìm hiểu trước mẫu mã hàng, lựa chọn mẫu hàng độc đáo cùng mức giá. Đến khi sang nhập hàng Trung Quốc, bạn có thể thương lượng phù hợp.
Bước 2: Chuẩn bị Hộ chiếu – Visa
Để đi Trung Quốc nhập hàng, khi làm thủ tục xuất nhập cảnh bạn sẽ cần có Visa và Hộ chiếu.
Hộ chiếu
– Thủ tục làm hộ chiếu cần có:
– Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu
– Ảnh thẻ 4×6 mới nhất, chụp nền trắng, nhìn thẳng không đội mũ, không scan (4 ảnh)
– Bản gốc chứng minh thư nhân dân
– Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu
– Sổ tạm trú KT3 đối với người làm hộ chiếu là người ngoại tỉnh
– Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu – Phòng quản lý xuất nhập cảnh – – Công an tại tỉnh, thành phố bạn đang sống. Bạn sẽ nhận được hộ chiếu sau khoảng 2 tuần.


Visa
Thủ tục làm Visa cần có:
– Hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng
– Mẫu tờ khai xin thị thực Trung Quốc (mẫu có sẵn của Đại sứ quán)
– Ảnh thẻ 4×6 mới nhất, chụp nền trắng, nhìn thẳng không đội mũ, không scan (2 ảnh)
– Bản sao chứng minh thư nhân dân (1 bản)
– Thông tin cá nhân liên quan theo yêu cầu
– Bản sao giấy khai sinh (nếu dưới 18 tuổi)
Nộp hồ sơ tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hoặc Tp. Hồ Chí Minh.
Bước 3: Chuẩn bị phương tiện đi lại, chỗ ở
Về phương tiện di chuyển bạn có thể lựa chọn book vé máy bay để tiết kiệm thời gian hoặc lựa chọn di chuyển đường bộ để tiết kiệm chi phí.
Về chỗ ở, bạn nên tìm hiểu và book phòng khách sạn, homestay hoặc nhà nghỉ trước để chủ động vấn đề ăn nghỉ cũng như cất gửi hành lý.
Bước 4: Chuẩn bị tiền bạc
Trước khi đi đánh hàng Trung Quốc, bạn cần đổi tiền từ VNĐ sang nhân dân tệ (NDT).
Đổi tiền trong nước sẽ an toàn và rẻ hơn so với đổi tiền ở Trung Quốc. Bạn có thể đổi trực tiếp ở ngân hàng hoặc lên phố Hà Trung.
Lưu ý không mang quá 5000 USD (~100 triệu), nếu mang quá số tiền này thì hải quan sẽ thu lại tiền của bạn.
Bước 5: Chuẩn bị SIM điện thoại và ứng dụng cần thiết
Chi phí gọi điện chuyển vùng quốc tế của các nhà mạng khá đăt, nên khi sang Trung Quốc, bạn nên mua ngay 1 – 2 SIM 3G để cài vào máy điện thoại.
Một kinh nghiệm đánh hàng Trung Quốc hiệu quả là bạn nên cài đặt và sử dụng một số ứng dụng cần thiết như iTranslate (ứng dụng dịch trực tiếp từ giọng nói), VPN (dùng Fake địa chỉ IP để truy cập vào Facebook), Uber hoặc Didi Chuxing (ứng dụng gọi xe cho rẻ), Wechat (để gọi điện hoặc giao dịch với chủ hàng Trung Quốc)….
Bước 6: Thuê phiên dịch viên
Nếu lần đầu bạn bán buôn hàng Trung Quốc và đi đánh hàng thì tốt nhất nên thuê phiên dịch viên kiêm người tư vấn (gọi tắt là TAI). Mức giá thuê TAI dao động khoảng 200 – 300 tệ/ ngày. Bạn có thể lên các Group phiên dịch để đăng bài tìm kiếm và liên hệ người đồng hành cùng mình.
Bạn có thể gửi vé máy bay cho TAI để nhờ đón tại sân bay, hoặc nhờ làm SIM Trung Quốc trước để có thể dùng luôn khi sang đến nơi. TAI cũng là người hỗ trợ bạn nhiều việc như đưa đón, thuê khách sạn, trao đổi thương lượng hoặc trả giá với chủ hàng.
Nếu bạn không thuê phiên dịch, bạn có thể tự học một số câu giao tiếp tiếng Trung cơ bản để nói chuyện, trả giá, và sử dụng ứng dụng phiên dịch. Cách thức này tiết kiệm chi phí, nhưng có thể gây nhiều trở ngại trong quá trình lưu trú tại Trung Quốc.
Việc trang bị đầy đủ cho bản thân sẽ giúp bạn tránh được những bất trắc và lo ngại cho chuyến đi của mình.
Kinh nghiệm “đáng nhớ” khi đánh hàng Trung Quốc về Việt Nam
Thời gian mở cửa chợ
Các khu chợ Trung Quốc thường mở cửa khá muộn, tầm khoảng 10h sáng, đóng cửa lúc 5h chiều (chợ buôn) hoặc 7h tối (chợ bán lẻ). Bạn có thể thong thả đi xem hàng, nhưng cần chú ý do múi giờ Trung Quốc nhanh hơn Việt Nam 1 tiếng.
Bạn có thể báo danh sách các chợ đầu mối bạn muốn đến cho TAI để lên lịch trình thuận tiện hơn. Khi đi chợ nếu cầm tiền lẻ bạn nên cất ở vài chỗ để phòng trừ trường hợp bị móc túi.
Mua 10 đồng bán 9 đồng
Nhiều nhà buôn tinh vi khi thấy khách mới, khách lạ vào xem hàng, nhập hàng thì chặt chém, lắm khi bán hàng với giá còn đắt hơn cả giá bán lẻ trên thị trường. Và hậu quả là phải chịu lỗ.
Kinh nghiệm nhớ đời của bạn là bên cạnh việc tham khảo kỹ giá cả, bạn cũng phải biết trả giá để nhập được mức giá tốt nhất.
Bạn nên tìm đến các khu chợ chuyên bán mặt hàng muốn bán, ví dụ chợ bán buôn đồ gia dụng Trung Quốc. Bên cạnh đó cũng nên dành nhiều thời gian đi một vòng để tham khảo giá cả cũng như nắm được mức chênh lệch ở từng cửa hàng.
Bạn cũng có thể lấy số điện thoại hoặc wechat của nhà cung cấp để liên hệ cho những lần nhập hàng sau.
Tiền nào của ấy
Nhập được gia rẻ nhưng nếu hàng chất lượng kém thì cũng không “được lòng” người mua ở Việt Nam, lỗ nhiều mà lãi chả bao nhiêu. Do đó, khi có cơ hội đi xem tận mắt hàng hóa, bạn nên lựa chọn những mặt hàng giá hợp lý, chất lượng ổn.
Kiểm hàng kỹ lưỡng
Nên kiểm hàng thật kỹ trước khi nhập hàng để tránh nhận hàng lỗi bởi đôi khi người bán hàng không quan tâm việc bán hàng có đúng mẫu mã, chủng loại hay không.
Đi đánh hàng Trung Quốc mất khá nhiều công sức, thời gian và chi phí nên việc cẩn thận sẽ càng tiết kiệm. Bạn cũng có thể yêu cầu người bán hàng ghi hóa đơn để ứng phó
Kinh nghiệm khác
Nên đi 2 người trở lên, vừa giúp đỡ được nhau, vừa an tâm, hạn chế bất trắc;
Mất công đi nhập hàng thì cố gắng mang nhiều vốn để có lời lãi. Đồng thời, tập trung mua hàng ở một khu để tăng lại cũng như tiện vận chuyển;
Giữ nguyên ý kiến mặt hàng định buôn, tránh đổi ý trước một thị trường đa dạng hàng hóa và giá rẻ;
Nếu đã đi vài lần thì có thể chuẩn bị sẵn bản đồ, thuê xe đi lại hoặc xe bus, xe điện để tiết kiệm chi phí.
Có nên mua hàng Trung Quốc qua đơn vị trung gian?
Nhiều người cho rằng sang đánh hàng Trung Quốc, nhập hàng giá gốc tại các chợ đầu mối thì kinh doanh sẽ thành công, lời nhiều.
Tuy nhiên, thực tế thì hình thức đi Trung Quốc lấy hàng chỉ phù hợp với các công ty, người kinh doanh với lượng hàng lớn. Chứ những người kinh doanh nhỏ thì không như vậy. Nhập được hàng giá thấp nhưng chi phí bội phần liên quan lại cao, khiến cho chi phí nhập hàng đội lên nhiều lần.
Ví dụ:
Bạn muốn bán buôn túi xách ở Hà Nội, nhưng vốn của bạn không nhiều, cửa hàng không lớn, lượng tiêu thụ không quá cao nên bạn chỉ nhập một số ít hàng về Việt Nam.
Tuy bạn có thể nhập hàng với giá thấp, đôi khi thấp hơn giá ở Việt Nam đến cả chục lần, nhưng bạn lại phải mất các khoản chi phí khác khi sang Trung Quốc lấy hàng như phí đi lại, phí làm thủ tục xin visa, phí ăn ở, thuê phiên dịch, phí vận chuyển… Tưởng lãi mà hóa ra lại lỗ mất mật.
Lựa chọn hoàn hảo cho bạn lúc này là lựa chọn đặt hàng Trung Quốc qua các đơn vị trung gian tại Việt Nam. Hình thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức, hạn chế rủi ro không đáng có khi nhập hàng về.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với Goviet để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
Goviet– Nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam
VPGD : Số 168 – Ngõ 230 Mễ Trì Thượng
KHO BẰNG TƯỜNG: 广西省 崇左市 凭祥市北环路253号
KHO VÂN NAM: 红河哈尼族彝族自治州 河口瑶族自治县 河口县 人民路合群街批发市场
Hotline: 0969.758.456
Email: nhaphanggoviet@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo