Trung Quốc từ lâu đã được xem là “thiên đường đánh hàng” dành cho những đối tượng kinh doanh tại Việt Nam. Một lượng lớn hàng Trung Quốc có mặt ở Việt Nam chính là nhờ vào công việc đánh hàng của các tiểu thương này. Để giúp những người mới bước chân vào nghề kinh doanh buôn bán hàng trung quốc, Goviet xin chia sẻ một vài kinh nghiệm đánh nhập lấy hàng Trung Quốc về Việt Nam.
Kinh nghiệm làm thủ tục, giấy tờ và tiền mặt
Trước khi khởi hành đi Trung Quốc đánh lấy hàng, bạn sẽ cần chuẩn bị hộ chiếu, giấy thông hành, visa.
+ Kinh nghiệm làm hộ chiếu:
– Nếu bạn đã có “Hộ chiếu công vụ” thì không cần phải làm Visa hay Giấy thông hành khi sang Trung Quốc.
– Nếu bạn cần làm hộ chiếu phổ thông thì bạn cần xin Visa tại Đại sứ quán Trung Quốc.
– Để tiết kiệm thời gian thì bạn nên sử dụng dịch vụ, với giá khoảng 65 – 70 USD
– Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cách xin Visa đường bộ, vừa dễ xin, thủ tục đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí vé máy bay nếu bạn muốn đi đường bộ.
+ Kinh nghiệm làm giấy thông hành:
Nếu không muốn tốn thời gian và chi phí để làm Visa phổ thông thì có thể làm Giấy thông hành biên giới. Giấy thông hành có giá rất rẻ và bạn có thể mua ở cửa khẩu hoặc bất cứ công ty du lịch quốc tế nào. Tuy nhiên, nên nhớ khi sử dụng Giấy thông hành bạn chỉ đi và về tại một cửa khẩu duy nhất, không cho phép bạn đi máy bay.
+ Kinh nghiệm làm visa:
Bạn phải lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để làm visa. Bạn nên xin Visa ít nhất 10 ngày trước khi đi, vì có lúc Đại sứ quán sẽ đóng cửa nghỉ lễ đột xuất, hoặc thủ tục của bạn có vấn đề nên sẽ phải xin lại từ đầu.
Kinh nghiệm khởi hành đi đánh lấy hàng tại Trung Quốc
+ Đi Trung Quốc đánh hàng bằng đường bộ:
Bạn có mặt tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai… sau đó làm thủ tục xuất cảnh. Sau khi đến cửa khẩu, bạn cần đưa ra visa để làm thủ tục xuất nhập cảnh, khi thủ tục hoàn tất cần đi bộ qua cửa khẩu và bắt taxi hoặc xe khách đến các địa điểm mà mình cần mua hàng.
+ Đi Trung Quốc đánh hàng bằng đường hàng không:
Bạn sẽ cần có hộ chiếu với giá vé khứ hồi tầm hơn 300USD/người tùy thuộc vào địa điểm đánh hàng Trung Quốc. Khi máy bay hạ cánh, bạn chọn phương tiện tùy thích để đi đến nơi mình cần mua hàng. Lưu ý cần đặt vé máy bay từ trước khoảng 10 ngày.
Kinh nghiệm chọn khách sạn ở Trung Quốc:
+ Để giảm giá thành và đảm bảo có nơi trú ngụ khi sang Trung Quốc thì bạn cần gọi điện hoặc dùng Internet để đặt phòng trước.
+ Bạn cần phải xác định mình cần đặt mua hàng Trung Quốc gì, ở đâu để quyết định lựa chọn khách sạn nào. Nếu khoảng cảnh khách sạn và nơi đánh hàng xa thì không phải là một lựa chọn tốt.
+ Nên đến những khách sạn hoặc hệ thống nhà nghỉ của người Việt tại đây. Thường thì người Việt với nhau bạn sẽ không bị chặt chém.
Có nên thuê phiên dịch không?
Câu trả lời là có nếu như bạn không rành về tiếng Hoa. Các bạn nên thuê 1 phiên dịch người Việt dẫn đường sẽ rất hiệu quả nếu các bạn muốn đi mua sắm hay tìm cơ hội làm ăn lâu dài. Giá phiên dịch rất rẻ, chỉ 200 – 300 tệ/ngày, bạn chỉ cần chi trả tiền đi lại, và bữa trưa là được. Tốt nhất là nên thuê phiên dịch là người Việt biết tiếng Trung thay vì mướn người Trung biết tiếng Việt.
Kinh nghiệm Ship hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
Hầu như ở các điạ điểm đánh hàng nổi tiếng đều có các công ty vận chuyển hàng Trung Quốc củaViệt nam. Vì các thương lái ở các chợ bán buôn tại Quảng Châu đã có nhiều năm chuyển hàng từ Quảng Châu về Việt Nam, nên họ sẽ hỗ trợ bạn hết sức có thể. Trung bình, thời gian chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là 5 – 7 ngày, về đến TP Hồ Chí Minh là 10 ngày.
Chỉ nên chọn các công ty vận chuyển có uy tín, có hợp đồng với các chứng từ, biên lai rõ ràng. Không nên thuê những nhà cung cấp ít tên tuổi vì bạn sẽ không được giải quyết các thiệt thòi nếu như có sự cố.
Kinh nghiệm chọn hàng tại Chợ
+ Bất kể bạn thăm viếng một chợ Trung Quốc nào, cũng nên đi dạo một vòng để tham khảo mức giá bán trung bình. Vì ở đây không có quy định giá cụ thể, mỗi nơi sẽ đưa ra một mức giá khác nhau, có khi chênh lệch đến cả trăm tệ.
+ Trung Quốc cũng có văn hóa thách giá như người Việt nên bạn cần trả giá trước khi mua hàng.
+ Hãy từ từ chọn đồ, không nên nóng vội trước lời thúc dục của người bán. Kiểm tra hàng thật kỹ vì cũng có rất nhiều hàng lỗi, hàng kém chất lượng.
+ Để tiết kiệm chi phí hơn, khi qua cửa khẩu hãy đổi tiền Trung Quốc, như vậy sẽ rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý để tránh đổi phải tiền giả.
+ Không mua lẻ 1 vài cái, vì giá sẽ rất đắt nên mua càng nhiều càng tốt. Nên chọn một gian hàng tốt nhất và mua với số lượng lớn.
Chợ Quảng châu
Mong rằng những Kinh nghiệm lấy hàng quảng châu trên đây sẽ giúp các bạn đỡ bỡ ngỡ khi sang Trung Quốc đánh hàng. Chi phí đầu vào đóng vai trò rất lớn trong kinh doanh, do đó các bạn cần cân nhắc thật kĩ ở tất cả mọi công đoạn khi đánh hàng tại Trung Quốc.
Hãy đón đọc những chia sẻ hữu ích cùng Goviet ở các bài viết tiếp theo nhé.